
Theo số liệu thống kê của Hội Tĩnh Mạch Học Thành Phố Hồ Chí Minh, hiện nay, có khoảng 30% dân số đang mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, trong đó 35% là người trưởng thành và 50% là người trong độ tuổi trung niên.
Chức năng chính của tĩnh mạch là vận chuyển máu kém dưỡng khí về tim để lọc các cặn bã rồi đưa máu đến phổi để đổi lấy oxy. Khi chức năng của tĩnh mạch gặp vấn đề như van tĩnh mạch bị tổn thương khiến cho quá trình vận chuyển máu bị trì trệ hoặc lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng mà chúng ta vẫn thường thấy là viêm loét, các mạch máu nhỏ hoặc đường gân xanh nổi trên da, tê nhức mỏi ở các chi, đặc biệt là chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở người trung niên do quá trình lão hóa theo tuổi tác. Tuy nhiên, đặc thù công việc của cuộc sống hiện đại như đứng lâu, ngồi nhiều cùng lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh đã khiến cho căn bệnh này đang dần được trẻ hóa. Tại Việt Nam, nhiều bệnh nhân thâm chí còn không biết mình đang bị mắc bệnh.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch thường phát triển âm thầm, khiến người bệnh rất khó nhận ra. Nếu để đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới bắt đầu điều trị thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, bệnh nhân nên lưu ý những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch như sau:
- Tê chân, có cảm giác giống như kiến bò vùng bàn chân, cứng bắp chân, nặng chân, mỏi chân.
- Thường bị chuột rút về đêm.
- Sưng phù ở 2 mắt cá chân, thường thấy rõ vào buổi tối.
- Các triệu chứng trên trở nên nặng hơn về chiều tối hoặc khi đứng, ngồi quá lâu và nhẹ hơn vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi đầy đủ.
- Cấp độ nặng nhất là các tĩnh mạch nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch
Theo thống kê, phụ nữ trong khoảng độ tuổi từ 30 đến 55 thường có tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Những nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến:
- Người có thói quen đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu hay vận động liên tục quá lâu: Nhân viên văn phòng, công nhân…
- Tuổi cao: Thông thường tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao nhất từ 55 tuổi trở lên.
- Di truyền.
- Béo phì.
- Quá trình mang thai hoặc sau khi sinh.
- Lạm dụng giày cao gót hoặc mặc quần áo quá bó sát.
5 phương pháp tự nhiên điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà trong 12 ngày
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có liên hệ mật thiết đến chế độ ăn uống và quá trình làm việc. Tuy nhiên, có những cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả như sau:
1. Massage:
Massage nhẹ nhàng ở những khu vực suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Khi massage, nên tránh gây áp lực lên trên tĩnh mạch. Dùng áp lực lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng và di chuyển từ gót chân đến lòng bàn chân. Ngoài ra, thường xuyên nâng cao chân khi nằm hoặc khi ngồi còn làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng chân vì động tác này có thể giúp máu lưu thông về tim tốt hơn.
2. Chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh
- Uống nhiều nước
Tiêu thụ đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày không những giúp đẹp da mà còn giúp thúc đẩy dòng chảy của máu thuận lợi hơn, cải thiện sự tuần hoàn máu.
- Duy trì cân nặng hợp lý
Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực lớn cho đôi chân trong quá trình vận động, di chuyển. Do đó, việc kiểm soát cân nặng hợp lý sẽ giúp phần nào hạn chế những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
- Đi giày dép thoải mái và hạn chế mặc quần áo quá chật
Đi giày cao gót vô tình đẩy toàn bộ trọng lượng vào chân, khiến chân phải chịu nhiều sức ép, ảnh hưởng đến các tĩnh mạch. Tương tự với những quần bó sát, nó sẽ gây cản trở lưu thông máu khiến máu dồn ứ, thời gian lâu dài sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
3. Đeo tất hỗ trợ đàn hồi
Đây là cách điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả với khu vực chi dưới. Tất da đàn hồi giúp nén các tĩnh mạch và ngăn ngừa máu chảy ngược trở lại. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất đàn hồi có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân.
4. Tập thể dục
Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, ngoài những môn như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…, các bài luyện tập nhẹ nhàng dưới đây cũng là một cách điều trị suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng:
— Bài tập đứng:
- Đứng thẳng, hai chân bằng vai, 2 tay đưa ra trước và nhún gối, hạ người, đứng dậy trở về vị trí cũ, lặp lại động tác khoảng 20 lần.
- Đưa 1 chân về phía trước và gập vuông góc, 2 tay chống lên đầu gối, chân sau duỗi ra, gập chân lên xuống đều đặn, sau đó đổi chân và đổi tư thế. Lặp lại mỗi chân khoảng 20 lần (tập đến khi chân hết căng nặng).
— Bài tập ngồi:
- Ngồi xuống ghế, đặt chân vuông góc với ghế, mặt dưới đùi không đè sát vào mặt ghế, xoay cổ chân một lần cứ mỗi 5-10 phút.
- Tư thế ngồi giống trên, co và duỗi 2 chân luân phiên nhau, bài tập này giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo lực giúp máu đi về tim dễ dàng hơn.
- Đứng dậy đi lại sau khoảng 30 phút ngồi làm việc để vùng mông — chậu được lâu thông máu dễ dàng hơn.
— Bài tập nằm:
- Duỗi thẳng người, tay để xuôi theo thân, áp sát bên hông, nâng 1 chân lên theo góc 45 độ rồi thả xuống. Tương tự như vậy với chân còn lại. Động tác này tập luân phiên khoảng 20 lần kết hợp với nhịp hít vào — nâng chân lên, thở ra — bỏ chân xuống.
5. Sử dụng thực phẩm tự nhiên hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Chế độ ăn đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà. Người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin C — nguồn cung cấp các chất chống oxi hóa và là thành phần cần thiết sản xuất collagen và elastin để giúp tĩnh mạch khỏe mạnh. Vitamin C có rất nhiều trong quả ổi, ớt, súp lơ, các loại rau lá xanh, bông cải xanh, kiwi, dứa, cà chua, đu đủ, dâu tây, xoài, cam, đậu, khoai lang…
1 số loại tinh dầu và thảo dược cũng có tác động tích cực đến các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, như:
- Tinh dầu hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ rất giàu chất flavonoid và vitamin C — chất giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn mạch máu hiệu quả. Người bệnh có thể uống trà hoa cúc tươi hoặc đun nước hoa cúc và đắp lên vùng bị suy giãn tĩnh mạch. Cách này có thể giúp giảm các triệu chứng đau của bệnh.
- Giấm táo
Giấm táo có thể cải thiện lưu thông máu và giảm sưng. Có thể pha giấm táo uống hàng ngày hoặc có thể trộn giấm táo với kem dưỡng da để thoa vào chỗ bị suy giãn tĩnh mạch.
- Dầu ô liu
Có thể giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu và giảm đau, giảm viêm. Dầu ô liu khi được trộn trung với vitamin E và thoa vào vùng da bệnh không chỉ giúp dịu đau mà còn có tác dụng dưỡng da.
- Tỏi
Tỏi là loại thảo dược cực kỳ lợi hại khi có tác dụng loại bỏ chất độc hại trong mạch máu và cải thiện lưu thông, kháng viêm. Trộn chung hỗn hợp 6 tép tỏi cắt lát nhỏ với nước ép 3 quả cam và 2 muỗng canh dầu ô liu để yên trong 12 giờ sẽ cho ra một dung dịch chữa trị giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bạn có thể lấy một ít dung dịch thoa vào vùng suy giãn tĩnh mạch và massage hoặc dùng miếng vải thấm dung dịch đó rồi quấn vào chỗ viêm và để qua đêm. Nên kiên trì sử dụng để có kết quả tốt.
Hậu quả và biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch dù ở cấp độ vừa bộc phát hay ở giai đoạn nặng cũng khiến cho việc sinh hoạt và vận động của bệnh nhân gặp nhiều trở ngại, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, các tĩnh mạch giãn lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân, gây viêm loét, thậm chí trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, hãy bảo vệ chính sức khỏe của mình trước những cơn đau nhức hành hạ của suy giãn tĩnh mạch bằng những sản phẩm hoàn toàn được chiết xuất từ thiên nhiên, được kiểm nghiệm và chứng nhận đạt hiệu quả cao trên những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch:
Varysan được thiết kế nhằm giúp phục hồi sự tuần hoàn bình thường giữa các mao mạch ở chân, từ đó giảm nguy cơ hình thành các huyết khối, giúp kích thích và thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục.
Bảng thành phần ấn tượng của Varysan với các loại chiết xuất từ nọc ong, cây bạch quả, ngải tây, cây dẻ ngựa…không chỉ giúp loại bỏ đau, sưng và viêm mà còn nuôi dưỡng da, oại bỏ các độc tố có thể dẫn đến tắc nghẽn tĩnh mạch.
Với 7 thành phần thiên nhiên chính bao gồm hoạt chất Troxerutin, cây dẻ ngựa, Ginkgo Biloba và mật ong, inh dầu từ hạt hướng dương và dầu ngô, cây phỉ, tinh dầu chanh, sả, bạch đàn, hương thảo, gừng, quế, sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ nặng nề và phù nề, loại bỏ ứ tĩnh mạch, đồng thời kháng khuẩn và kháng viêm,
Sản phẩm được thiết kế nhằm phục hồi sự tuần hoàn bình thường giữa các mao mạch chân, từ đó giảm nguy cơ hình thành các huyết khối.
Varicofix có thành phần thiên nhiên, hoàn toàn không gây phản ứng phụ.