
Nấm móng là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên, đặc biệt hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, đôi khi cả ở tóc. Nấm móng thường gặp ở người làm việc chân tay, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt, như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, làm ruộng, đầu bếp, giặt quần áo, thợ uốn tóc gội đầu, rửa xe, chăn nuôi… Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến ngoại hình, mà còn cản trở, gây rắc rối cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nấm móng do nấm và vi khuẩn gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh. Các loại nấm và vi khuẩn này tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, làm da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ, lở loét.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nấm móng
- Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của bệnh này là do một loại nấm tên dematophytes — loại nấm đặc biệt phát triển nhanh ở những nơi ẩm ướt. Có rất nhiều lý do gây nên bệnh nấm móng ở tay và chân, nhưng lý do thông thường nhất bao gồm:
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay.
- Tay chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
- Thường xuyên có tổn thương nhẹ ở khu vực móng chân (tay).
- Đến các khu vực công cộng: bể bơi, phòng tắm hơi, phòng tập thể thao…
- Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh như giày dép, khăn, tất chân, găng tay…
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa như: xăng, xà phòng, hóa chất công nghiệp…..Những chất này dễ làm cho vùng da tay và móng chân tổn thương và gây nên bệnh.
- Cơ địa mẫn cảm thường dễ gặp phải những tổn thương và nhiễm nấm.
- Tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công và da tay.
- Triệu chứng
Bệnh nấm móng có triệu chứng rất rõ nét nên người bệnh có thể dễ dàng quan sát và biết được mức độ bệnh:
- Bề mặt móng xù xì, có lằn sọc dọc hay ngang. Quanh khu vực bệnh thường có màu hơi vàng, hoặc nâu đen.
- Móng trở nên giòn và dễ gãy, dễ bị bong tróc hoặc tổn thương. Vùng da quanh móng nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Móng bốc mùi hôi khó chịu khi ở giai đoạn nặng.
- Bệnh ở giai đoạn nặng còn gây viêm loét, chảy máu, nứt da tại kẽ chân kẽ tay, bênh nhân thường đau nhức khi tiếp xúc với xà phòng.
Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da trong móng, thời gian lâu dài sẽ ăn mòn và làm mục móng. Lớp tế bào sừng ở móng lúc này bị huỷ hoại sẽ trở nên vụn, giòn và dễ bong. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng. Nguy hiểm hơn, những móng ở khu vực bệnh này không có khả năng tái tạo và phục hồi, người bệnh buộc phải chấp nhận hệ quả của nấm móng này mãi mãi.
Bệnh thường dễ gặp ở những người có tiền sử bị các bệnh như: viêm da, viêm phế quản, hen suyễn, tiểu đường.
10 cách trị nấm móng hiệu quả tại nhà
Nấm móng là bệnh chữa trị không hề đơn giản vì nó có khả năng tái phát rất cao và tái phát bất cứ lúc nào. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, nếu để bệnh trở nặng, các vi khuẩn sẽ phá vỡ lớp sừng của móng, từ đó xâm lấn và phá hủy các tế bào da quanh móng. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều cách dân gian mà bạn có thể tận dụng các thảo dược quanh nhà để chữa trị nấm móng:
1. Chỉ sử dụng đồ cá nhân
Sử dụng chung đồ với người khác làm tăng nguy cơ bị nấm móng mà bạn không hề biết. Nếu bạn đang bị nấm móng, tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người khác để tránh phát tán bệnh.
2. Hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà bông, nước rửa chén.
Để tránh nấm móng càng nặng và có khả năng tái phát, người bệnh nên hạn chế tuyệt đối tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà bông, nước rửa chén. Chỉ thực sự tiếp xúc với nước khi có nhu cầu tắm rửa, gội đầu…Tránh rửa tay chân thường xuyên vì có thể tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển.
3. Listerine và giấm trắng
Listerine có thành phần là thymol và tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng nấm. Còn giấm có tính acid rất khắc nấm. Bạn hòa 2 hỗn hợp này với nước và ngâm chân trong 40-60 phút mỗi ngày.
4. Nước và muối
Hòa muối biển pha với nước ấm và ngâm chân khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng chữa trị nấm móng hiệu quả. Hỗn hợp nước muối sẽ giúp bạn giảm đau nhức, rất tốt vì muối có tính sát trùng, diệt khuẩn cực tốt giúp cho móng của bạn sạch hơn và tiêu diệt các vi khuẩn gây nấm.
5. Tỏi
Tỏi có chất kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên và là bài thuốc nổi tiếng trong việc chữa nấm móng tại nhà.
- Cách 1: Ngâm chân với nước tỏi
- Đun sôi khoảng 2 củ tỏi trong nước, để nhỏ lửa khoảng 5 phút. Sau khi nước tỏi nguội, ngâm cả móng tay móng chân vào hỗn hợp nước tỏi từ 15 đến 20 phút rồi lau sạch.
- Thực hiện một ngày 2 lần và liên tục trong khoảng 4 tuần để dung dịch tỏi phát huy tác dụng tốt nhất.
- Cách 2: Thoa hỗn hợp chanh — tỏi
- Bóc 2 tép tỏi, rửa sạch rồi nghiền nát, cho thêm 5 giọt nước cốt chanh rồi trộn đều lại với nhau, cho vào lọ thủy tinh sạch, cất giữ ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Sau 2 tuần, lấy hỗn hợp chanh — tỏi và thoa trực tiếp lại móng bị nấm. Thoa liên tục trong vòng 16 ngày để thấy công hiệu của nó.
6. Lá trầu không
Trầu không xem là một trong những thần dược ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da vì có tính kháng khuẩn kháng nấm, đồng thời chất tanin có trong trầu không giúp làm se niêm mac vết loét giúp làm se vết thương khô cầm máu nhanh hơn.
- Vệ sinh vùng kẽ chân tay thật sạch với nước.
- Rửa sạch 10 lá trầu không rồi vò nát, cho vào nước nấu sôi khoảng 10 phút.
- Ngâm chân tay chân bị bệnh khoảng 5 phút vào nước ấm, sau đó lấy bã lá trầu không đắp lên vùng da bị nhiễm nấm thêm 30 phút nữa.
- Tốt nhất nên thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ, có thể thoa kèm kết hợp một số loại thuốc mỡ bôi dưỡng ẩm, diệt nấm để bệnh nhanh khỏi hơn .
7. Tinh dầu tràm trà
Sẽ thật thiếu sót nếu không đưa tinh dầu tràm trà vào danh sách những phương pháp dân gian trị nấm tại nhà. Tràm trà có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất cao, được dùng để điều trị các bệnh da liễu như rôm sẩy, eczema, nấm tay nấm chân…
- Vệ sinh tay chân thật sạch sẽ, đặc biệt là vùng bị bệnh.
- Trực tiếp thoa tinh dầu tràm trà lên vùng bệnh mỗi 2 ngày/lần.
- Kiên trì thực hiện trong vài tháng.
8. Sả
Sả có tính kháng viêm và diệt khuẩn cao, là phương thuốc rất tốt để chữa trị nấm móng tại nhà:
- Cách 1: Ngâm chân bằng nước sả
- Sả đập dập, sau đó đun sôi thật kỹ, trong 10 phút.
- Sau khi nước ấm, dùng hỗn hợp này ngâm chân và tay.
- Thực hiện tốt nhất vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
- Cách 2: Tinh dầu sả
- Thoa trực tiếp tinh dầu sả lên vùng móng và vùng da nhiễm bệnh.
- Thực hiện liên tục 2 lần hàng ngày sẽ có đem lại kết quả khả quan.
9. Dầu dừa
Dầu dừa chứa Linoleic acid — chất chống viêm tự nhiên rất tốt trong việc cải thiện chất sừng ở móng.
- Rửa sạch vùng móng bị viêm thật kỹ, sau đó lau khô.
- Làm tan lượng nhỏ dầu dừa bằng cách xoa vào lòng bàn tay.
- Nhẹ nhàng xoa vào vùng móng, đặc biệt là vùng biểu bì xung quanh móng.
10. Giấm táo
- Trộn đều hỗn hợp gồm có 10ml dấm táo và10gr bột gạo với nhau.
- Thoa đều hỗ hợp này lên vùng móng bị nấm và để yên 5 — 10 phút rồi sau đó rửa sạch bằng nước.
- Thoa hỗn hợp đều đặn 2 lần mỗi ngày để có tác dụng tốt nhất.
Hỗn hợp này giúp cho bạn loại bỏ được tế bào đã chết và giúp đôi chân/tay mềm mại, lượng axit nhẹ tự nhiên có trong dấm táo có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của nấm.
Nấm móng không chỉ đem đến sự bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khổ chủ. Vì vậy, hãy tiêu diệt tận gốc và triệt để chứng bệnh da liễu này càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang phân lựa chọn loại thuốc chữa trị nấm móng thì hãy tham khảo 2 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên này”
Là sản phẩm chống nấm hiệu quả có bảng thành phần thiên nhiên lành tính, thân thiện với làn da và cơ thể, bao gồm: Chiết xuất từ hoa cúc La Mã, Chiết xuất từ lá xô thơm, inh chất lá lô hội…
Sảm phẩm không những giúp giảm kích ứng và viêm da, giảm ngứa, ngăn chặn sự xâm lấn của nấm và vi khuẩn trên bàn tay, chân, mà còn có tác dụng khôi phục tính thẩm mỹ của lớp biểu bì và móng tay, giúp làn da trở về trạng thái mềm mịn. Bên cạnh đó, Fresh Fingers còn điều tiết và kiểm soát tuyến mồ hôi, giữ cho đôi chân luôn khô thoáng sạch sẽ mỗi ngày.
Là loại kem chống nấm có có tác dụng làm dịu cơn ngứa, giảm tỉ lệ lây lan, và dần dần khôi phục lại đôi bàn chân (tay) bình thường trước kia.
OnycoSolve có Chiết xuất từ vỏ cây sồi, cây xô thơm và Tinh dầu cây tràm trà — những thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm mạnh mẽ đồng thời còn có tác dụng khử trùng vết thương, loại bỏ ngứa và loại bỏ mùi khó chịu.
Các sản phẩm chính hãng chỉ được bán trực tuyến trên website của nhà sản xuất với giá cả và thông tin sản phẩm được niêm yết công khai và rõ ràng. OnycoSolve và Fresh Fingerskhông được phân phối ở bất kỳ hiệu thuốc hay các trang thương mại điện tử khác như amazon, aliexpress hay lazada…